Quy hoạch Hà Nội – Bản đồ & kiểm tra quy hoạch mới nhất
Quy hoạch thủ đô Hà Nội là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển về kinh tế, xã hội. Đặc biệt, vấn đê quy hoạch thành phố sẽ có tác động trực tiếp tới thị trường bất động sản trong khu vực. Chính vì vậy, các thông tin về quy hoạch Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm rất lớn từ mọi người.
Mục tiêu quy hoạch thành phố Hà Nội đến năm 2030
Để đáp ứng được sự phát triển về kinh tế và xã hội trong tương lai, việc quy hoạch thành phố Hà Nội đã được nhà nước đưa ra và hướng dẫn một cách chi tiết. Nội dung quy hoạch Hà Nội đến năm 2030 là đưa nơi đây trở thành một đô thị hoàn thiện về mọi mặt. Đồng thời, mở rộng tầm nhìn đến 2050 đưa thủ đô trở thành khu vực có điều kiện sống tốt nhất, mang đến nhiều cơ hội đầu tư lớn trong và ngoài nước.
Tầm nhìn quy hoạch
Quy hoạch Hà Nội 2030 tầm nhìn 2050 là biến thủ đô trở thành một thành phố Xanh, Văn Hiến và Văn minh – Hiện đại. Không chỉ là trung tâm hình chính – chính trị Quốc gia mà còn là vị trí có môi trường sống thuận lợi, lý tưởng về mọi mặt trong tương lai gần.
- Thành phố xanh: Môi trường vẫn luôn là yếu tố được quan tâm không chỉ trong nước mà cả trên thế giới hiện nay. Đi cùng với sự phát triển của kinh tế phải luôn đi kèm chặt chẽ với bảo vệ môi trường. Với tầm nhìn này, trong tương lai thủ đô Hà Nội sẽ hạn chế tình trạng ô nhiễm, trả lại cho con người môi trường sống trong lành, an toàn.
- Thành phố Văn Hiến: Tầm nhìn của quy hoạch thành phố Hà Nội trong tương lai sẽ đi cùng với sự bảo tồn. Những giá trị về văn hóa, lịch sử sẽ được bảo vệ để tồn tại song song cùng sự phát triển. Đưa Hà Nội trở thành điểm đến du lịch, lưu trữ nét đẹp truyền thống, mang đậm dấu ấn văn hóa của đất nước.
- Thành phố Văn Minh, Hiện Đại: Sự phát triển của thủ đô Hà Nội sẽ dựa trên nền tảng của kinh tế trí thức. Chỉ có như vậy, nơi đây mới có thể phát triển bền vững. Trở thành khu vực có môi trường sống lý tưởng, tạo ra nhiều cơ hội đầu tư lớn cả trong và ngoài nước.
Với tầm nhìn này, trong tương lai Hà Nội sẽ trở thành thành phố phát triển bền vững, năng động. Là biểu tượng của đất nước, thúc đẩy kinh tế cả nước đi lên.
Mục tiêu quy hoạch
Dựa theo bản đồ quy hoạch Hà Nội 1/500 có thể thấy được những sự thay đổi về địa giới hành chính các phường, xã, quận huyện. Đi cùng với đó là những thông tin quy hoạch về giao thông, khu dân cư, đất đai tại Hà Nội. Những thay đổi này đều nhằm hướng tới mục tiêu quy hoạch Hà Nội 2030 xứng đáng trở thành trung tâm đại diện cho cả nước.
- Xây dựng hình ảnh của Hà Nội: Đưa thủ đô Hà Nội trở thành đô thị văn minh, lịch sự. Có sự phát triển bền vững dựa trên kinh tế tri thức. Đi cùng với đó là những nét riêng về văn hóa, kiến trúc đặc trưng chỉ Hà Nội mới có.
- Nâng cao vai trò vị thế và tính cạnh tranh của Hà Nội: Đưa thủ đô Hà Nội phát triển toàn diện về mọi mặt. Xứng đáng là thành phố đại diện cho cả nước và tự tin hội nhập với nền kinh tế trên thế giới.
- Xây dựng mô hình chính quyền đô thị, tự chủ và nhân quyền: Tạo nên môi trường linh hoạt trong quản lý hành chính. Tạo ra nhiều cơ hội, điều kiện lý tưởng thu hút được sự đầu tư lớn từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Định hướng và thực hiện triển khai chủ trương chính sách, chiến lược phát triển: Bao gồm cả chiến lược về kinh tếm văn hóa, xã hội cũng như an ninh quốc phòng của thủ đô cũng như cả nước. Đảm bảo đưa đất nước phát triển đi lên mạnh mẽ, bền vững trong tương lai.
Hạng mục giao thông cần quy hoạch tại Hà Nội
Quy hoạch Hà Nội sẽ được thực hiện với mục tiêu đưa nơi đây trở thành đô thị lớn mang chức năng kinh tế tổng hợp của cả nước. Để đạt được điều này không thể bỏ qua quy hoạch các hạng mục về giao thông gồm: đường sắt đô thị, đường vành đai, đường cao tốc, nâng cấp tuyến đường hàng không, hệ thống đường thủy cũng như khu đô thị vệ tinh Hà Nội. Cụ thể:
Quy hoạch đường sắt đô thị
Dựa trên bản đồ quy hoạch Hà Nội đến năm 2030, chúng ta có thể thấy được những thay đổi rõ rệt của hệ thống đường sắt đô thị. Cụ thể, mục tiêu đến năm 2030, thành phố Hà Nội sẽ quy hoạch thêm 8 tuyến đường sắt mới với tổng chiều dài là 410km. Các tuyến đường sắt đô thị này sẽ được quy hoạch cả trên cao và ngầm với:
- Tuyến 1 sẽ gồm đường sắt đô thị Hà Nội kết hợp cùng đường sắt quốc gia, tạo nên tuyến đường sắt dài 36km.
- Tuyến 2 sẽ bao gồm đường sắt từ sân bay Nội Bài đến Hoàng Quốc Việt với tổng chiều dài là 42km. Tuyến đường sắt này sẽ bao gồm cả trên cao lẫn ngầm theo hướng vành đai và trung tâm.
- Tuyến 2A sẽ có chiều dài 24km từ Cát Linh đến Hà Đông đã được đưa vào khai thác.
- Tuyến 3: Đang tiến hành thi công và dự kiến khai thác vào năm 2030 từ Trôi đến Hoàng Mai.
- Tuyến 4: Kế hoạch thi công từ Mê Linh đến Liên Hà có tổng chiều dài là 54km.
- Tuyến 5: Dự kiến thi công từ đường Văn Cao đến Hòa Lạc.
- Tuyến 6: Tuyến đường sắt sẽ bắt đầu từ sân bay Nội Bài đến Ngọc Hồi.
- Tuyến 7: Tuyến đường sắt này sẽ bắt đầu từ Mê Linh đến Dương Nội.
- Tuyến 8: Bắt đầu từ Sơn Đồng đến Dương Xá.
Một số tuyến đường sắt đô thị Hà Nội sẽ được kết nối với các đô thị vệ tinh. Tạo nên một mạng lưới giao thông hiện đại, thuận lợi.
Nhận xét
Đăng nhận xét