Bản đồ & cách tra cứu quy hoạch quận Hai Bà Trưng

 Khi bạn muốn tìm hiểu về đất đai của khu vực quận Hai Bà Trưng thì việc đi xem đất trực tiếp sẽ là không đủ mà bạn còn phải tìm hiểu cả về các thông tin quy hoạch chi tiết 1 500 quận Hai Bà Trưng để biết rõ hơn về khu đất mình muốn xem có nằm trong đất quy hoạch hay không. Trong bài hôm nay, Meey Map sẽ cùng bạn tìm hiểu về quy hoạch quận Hai Bà Trưng và cách để tra cứu quy hoạch quận Hai Bà Trưng.

Quy hoạch quận Hai Bà Trưng
Quy hoạch quận Hai Bà Trưng

Một số thông tin chung về quận Hai Bà Trưng

Quận Hai Bà Trưng hay còn được nhiều người gọi tắt là quận Hai Bà và đây là 1 quận nằm trong trung tâm thủ đô Hà Nội, Việt Nam.

Giới thiệu quận

Quận Hai Bà Trưng là quận được vinh dự mang tên 2 vị nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ta đó là hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị. Đây là quận nằm ở phía Đông Nam nội thành của thủ đô  Hà Nội.

Tên quận được đặt theo tên của hai bà Trưng Trắc -  Trưng Nhị
Tên quận được đặt theo tên của hai bà Trưng Trắc –  Trưng Nhị

Vị trí địa lý

Quận Hai Bà Trưng có diện tích là 10,2 km2. Với dân số được thống kê năm 2020 là 35 vạn người và trong đó có 8% dân số theo đạo Thiên Chúa.

Vị trí tiếp giáp của quận Hai Bà Trưng trong quy hoạch quận Hai Bà Trưng theo các hướng sau:

  • Phía Đông: Quận Hai Bà Trưng tiếp giáp với quận Long Biên qua ranh giới là sông Hồng.
  • Phía Tây: Quận Hai Bà Trưng tiếp giáp với quận Đống Đa qua ranh giới là đường Giải Phóng và đường Lê Đại Hành.
  • Phía Tây Nam: Giáp với quận Thanh Xuân qua ranh giới là phố Vọng và đường Giải Phóng.
  • Phía Nam: Quận Hai Bà Trưng giáp với quận Hoàng Mai
  • Phía Bắc: Quận Hai Bà Trưng giáp với quận Hoàn kiếm qua ranh giới phố Nguyễn Du, Hàn Thuyên, Trần Hưng Đạo, Lê Văn Hưu.

Đơn vị hành chính

Theo quy hoạch chi tiết 1 500 quận Hai Bà Trưng thì hiện nay quận đang có 20 phường trực thuộc quận là: Đồng Tâm; Nguyễn Du; Trương Định; Lê Đại Hành; Minh Khai; Bùi Thị Xuân; Vĩnh Tuy; Phố Huế; Quỳnh Mai; Ngô Thì Nhậm; Bạch Mai; Phạm Đình Hổ; Quỳnh Lôi; Đồng Nhân; Bách Khoa; Đống Mác; Cầu Dền; Bạch Đằng; Thanh Nhàn; Thanh Lương. Trụ sở UBND của quận Hai Bà Trưng nằm ở số 30 phố Lê Đại Hành.

Cơ sở hạ tầng, kinh tế

Các phường ở hướng Đông Nam của quận Hai Bà Trưng là nơi có nhiều khu tập thể đã được xây dựng từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX như khu tập thể Quỳnh Mai, Nguyễn Công Trứ, Trương Định,…

Quận Hai Bà Trưng có nhiều xí nghiệp và nhà máy thuộc Trung Ương và Hà Nội như cảng Hà Nội, Dệt Kim Đông Xuân. Trong cụm công nghiệp ở Minh Khai – Vĩnh Tuy cũng có hàng chụp các nhà máy xí nghiệp khác nhau và đa số là các nhà máy xí nghiệp thuộc ngành cơ khí, dệt, thực phẩm.

Công ty dệt kim Đông Xuân
Công ty dệt kim Đông Xuân

Kinh tế nhìn chung ở quận Hai Bà Trưng đều phát triển nhanh. Hiện nay trên địa bàn quận đã có hơn 3300 doanh nghiệp và trong đó 70% là doanh nghiệp theo mảng dịch vụ, thương mại, còn lại là theo mảng công nghiệp.

Vào năm 2018 ngành công nghiệp ngoại quốc của quận đã tăng 14,5% giá trị sản xuất. Các mảng dịch vụ, du lịch và thương mại đã có doanh thu tăng 15%. Tổng doanh thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận Hai Bà Trưng đạt 933,841 tỷ VND.

Phát triển và quản lý đô thị của quận có sự phát triển và chuyển biến rất tích cực, từng bước tiến tới trở thành 1 đô thị hiện đại và văn minh. Quận đã chú trọng đầu tư về hệ thống hạ tầng xã hội và kỹ thuật với 323 dự án, xây dựng thêm 7 trường công lập mới. Nâng cấp và cải tạo nhiều trường học và trạm y tế, phòng khám, nơi làm việc của các cơ quan trực thuộc quận và dự án để phục vụ cộng đồng.

Hơn 5 năm qua từ năm 2016 – 2020 quận Hai Bà Trưng đã hỗ trợ xây dựng và sửa chữa được 167 nhà đại đoàn kết, hỗ trợ cho 1201 hộ gia đình thoát nghèo và giúp trên 33 nghìn lao đồng có được việc làm. Đến nay số hộ nghèo trên địa bàn quận Hai Bà Trưng đã giảm đáng kể và chỉ còn 1022 hộ và chiếm 1,35% trên toàn quận.

Nỗ lực giảm hộ nghèo của quận Hai Bà Trưng 
Nỗ lực giảm hộ nghèo của quận Hai Bà Trưng

Các công tác về dân số, kế hoạch hóa gia đình, y tế, công tác thông tin tuyên truyền, công tác hoạt động văn hóa nghệ thuật và công tác giáo dục đào tạo và thể thao đều được giữ vững tốc độ phát triển và đạt được nhiều kết quả tốt trong nhiều năm liên tiếp.

Quận Hai Bà Trưng có 91 di tích văn hóa, lịch sử và cách mạng. Trong đó 33 di tích đã được xếp hạng chứng nhận. Những di tích nổi tiếng có thể kể đến trên địa bàn quận Hai Bà Trưng như chùa; Liên Phái; chùa Hương Tuyết; chùa Thiền Quang – Quang Hoa – Pháp Hoa; đình Tương Mai; đền Hai Bà Trưng; khu tưởng niệm đồng chí Hoàng Văn Thụ; di tích cách mạng 152 Bạch Mai; di tích lịch sử cách mạng kháng chiến 18 Nguyễn Du; khu tưởng niệm nạn đói những năm 1945;…

Các công viên lớn trên địa bàn quận Hai Bà Trưng gồm có Công viên Tuổi trẻ và Công viên Thống Nhất. Quận Hai Bà Trưng đang từng bước cố gắng trong những năm tới cải tạo lại những công viên này để hướng công viên  tới sự hiện đại và có nhiều hoạt động hơn nhằm nâng cao đời sống tinh thần và văn hóa của dân cư sinh sống trên địa bàn quận và có thể thu hút các khách du lịch từ nhiều nơi.

Vì là từng là cửa ngõ phía Nam của kinh thành Thăng Long xưa kia nên quận Hai Bà Trưng đến này vẫn còn lưu giữ những dấu tích của 3 cửa ô đó là ô Cầu Dền hay còn gọi là ô Thịnh Yên ở cuối phố Huế và tiếp giáp với phố Hoàng Mai.

Ô Đống Mác với tên gọi khác là ô Lương Yên nằm ở ngã ba Trần Khát Chân và Lò Đúc. Cửa ô thứ 3 là ô Đồng Lầm hay còn gọi là ô Kim Liên nằm ở ngã tư đường Đại Cồ Việt –  Kim Liên.


>>>Nguồn https://meeymap.com/tin-tuc/quy-hoach-quan-hai-ba-trung

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Meey Map

Bản đồ quy hoạch huyện Gia Lâm mới nhất đến năm 2030

Bản đồ quy hoạch huyện Phúc Thọ Hà Nội đến năm 2030 chi tiết